Lịch sử hình thành
Tiền điện tử là gì?
- Tiền số pháp định: Là tiền điện tử được Chính phủ công nhận. Chúng được lưu trữ trong thẻ ATM, tài khoản ngân hàng, ví điện tử,… Tiền pháp định có giá trị ngang hàng với tiền mặt.
- Tiền ảo (Virtual money): Là tiền điện tử được phát hành và kiểm soát bởi các tổ chức, doanh nghiệp. Tiền ảo không được Chính phủ công nhận. Chúng chỉ hoạt động trong một môi trường ảo phục vụ những mục đích nhất định. Chẳng hạn như: xu trong game, coin, token dùng để mua các sản phẩm hay dịch vụ trên website, các trang thương mại điện tử.
- Tiền mã hóa (cryptocurrency): Đây là tập hợp con của đồng tiền ảo (nổi bật nhất là bitcoin). Tiền mã hóa dựa trên nền tảng kỹ thuật số không bị chi phối bởi Chính phủ. Ưu điểm của dòng tiền này là tính bảo mật cao, không qua trung gian nên đảm bảo được an toàn.
Phương thức hoạt động
- Được sử dụng rộng rãi trên các quốc gia khắp thế giới như: Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Đức, Thụy Sĩ,… và các công ty nổi tiếng như: Apple, Microsoft, Dell,… Tiền điện tử dùng để thanh toán các giao dịch và lưu thông như tiền hợp pháp.
- Không được phát hành quá nhiều vì tránh nguy cơ lạm phát.
- Tính thanh khoản cao, sử dụng dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng.
- Là phương tiện trao đổi ngang giá trung gian, hoạt động ở môi trường điện tử trên nền tảng thuật toán.
3 phân loại chính của tiền điện tử là gì?
Tiền điện tử được chia thành 3 loại chính với cách thức sử dụng khác nhau như sau:
Tiền số pháp định
Là tiền điện tử đã được chính phủ công nhận. Đây là loại tiền rất phổ biến hiện nay và được lưu trữ trong ATM, tài khoản ngân hàng, ví điện tử,… Chủ sở hữu cũng có thể sử dụng tiền số pháp định để đổi sang tiền giấy truyền thống.
Tiền ảo (Virtual money)
Là loại tiền được phát hành và quản lý bởi các tổ chức và doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiền ảo không được chính phủ công nhận. Chúng thường được sử dụng dưới những hình thái như: Xu trong game, coin, token,… Mục đích là để mua, bán, trao đổi vật phẩm game, trade coin hoặc giao dịch trên các trang thương mại điện tử chấp thuận tiền ảo.
Tiền mã hóa (Cryptocurrency):
Đây là một nhánh của tiền ảo, điển hình là đồng bitcoin lừng danh. Tiền mã hóa dựa trên nền tảng blockchain nên không bị chi phối bởi chính phủ. Do hoạt động dưới hình thức ẩn danh nên tính bảo mật cao và không cần qua bên trung gian thứ 3.
2. Coin và token khác nhau như thế nào?
Coin và token
Coin và token là hai dạng phân loại của tiền điện tử nên cả hai đều có một số điểm khác biệt.
Coin là gì?
Một đồng tiền điện tử gọi là coin khi nó hoạt động trên Blockchain của riêng nó, nơi xảy ra tất cả các giao dịch. Cụ thể như Bitcoin (btc) , Ethereum (eth), Neo đều hoạt động trên các blockchain của chính nó. Do đó chúng được gọi là coin.
Các đồng coin như Ethereum, NEO có hoạt động dựa trên cơ sở hạ tầng Blockchain hiện có và được sử dụng để xác minh các giao dịch, đảm bảo chúng luôn an toàn.
Token là gì?
Token cũng có thể được gọi là đồng tiền điện tử nhưng cũng không hoàn toàn chính xác do có sự khác biệt bạn nên hiểu rõ. Thực chất Token được tạo ra trên Blockchain đã có sẵn nhờ tạo ra các hợp đồng thông minh, phổ biến nhất phải kể đến Ethereum. Mã thông báo của Token được xây dựng trên nền tảng Ethereum thông thường sẽ là ERC-20.
Ngoài ra, các blockchain khác như NEO, Tron… đều tạo được các token tương tự trên blockchain của Ethereum. Mã thông báo tạo trên nền tảng Ethereum được gọi là Token ERC20, còn NEO sử dụng mã thông báo Token NEP-5. Vì vậy, bất cứ ai cũng có thể tạo được token trên những blockchain này.
Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng tiền điện tử
Ưu điểm
- Giao dịch được mọi lúc mọi nơi: cho phép người dùng nhận và gửi nhanh chóng với số tiền không giới hạn.
- Phí giao dịch thấp: giao dịch tiền điện tử thường không tốn phí hoặc phí cực kỳ thấp.
- An toàn, bảo mật: mọi giao dịch được diễn ra nhanh chóng và an toàn, không dễ sao chép và chứa những thông tin nhạy cảm của khách hàng. Bên cạnh đó, hạn chế tình trạng gian lận và không phụ thuộc vào bên thứ 3 trong quá trình giao dịch như thẻ tín dụng.
- Phát triển trong ngành thương mại điện tử: người dùng có xu hướng sử dụng tiền điện tử để thanh toán khi mua sắm trực tuyến. Vì vậy, trong những năm gần đây, tiền điện tử đã trở thành nhân tố phát triển song hành cùng các trang thương mại điện tử.
- Thông tin minh bạch, theo dõi dễ dàng: do sử dụng công nghệ blockchain, nên mọi thông tin liên quan đến tiền điện tử đều được cập nhật sẵn trên chuỗi khối. Vì vậy, bạn có thể xác minh và theo dõi tiền điện tử dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Hạn chế
- Khó dự đoán: Do tiền điện tử thường xuyên có sự biến động về giá trị, tăng/giảm thường xuyên. Điều này rất dễ dẫn đến rủi ro cho người nắm giữ tiền điện tử.
- Một số quốc gia chưa chấp nhận sử dụng tiền điện tử với 3 lý do sau:
- Nhiều người vẫn có thói quen sử dụng đồng tiền quốc gia của mình.
- Nhiều doanh nghiệp lo ngại về việc tăng/giảm thất thường của tiền điện tử.
- Tiền điện tử ở một số quốc gia còn ở trạng thái bất hợp pháp.
- Tiền điện tử sử dụng các phương trình toán học nên một vài giao dịch thường xuyên gặp lỗi.
- Tiền điện tử sẽ bị mất đi nếu các thiết bị điện tử gặp vấn đề như: ổ cứng bị hỏng, dữ liệu bị mất, dữ liệu bị nhiễm virus,… Đồng thời người dùng không thể khôi phục và tìm lại số tiền đã mất.
- Là mảnh đất màu mỡ cho các hacker, tội phạm rửa tiền thực hiện hành vi trái pháp luật.
Tiền điện tử là “mảnh đất màu mỡ” mang đến lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về tiền điện tử. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề liên quan, bạn có thể liên hệ với Coin6s để được giải đáp.
Tại sao tiền điện tử biến động như vậy?
Khi được so sánh với đồng tiền do ngân hàng phát hành, còn được gọi là tiền giấy, biến động trong thị trường tiền điện tử là kỳ lạ. Để làm rõ tầm quan trọng, biến động điển hình hàng tuần đối với cặp tỷ giá forex là dưới 1%. Trái lại, biến động hàng tuần của Bitcoin, đã lên đến 60% mỗi năm trong năm 2017, trong khi các tiền điện tử khác lại có những biến động lớn hơn.
Vậy thì, những lý do gì đằng sau biến động này? Lịch sử thị trường dạy chúng ta rằng thị trường mới có thể có sự thay đổi đột ngột về giá, khi nhà giao dịch và nhà đầu tư đồng hóa thông tin mới. Các giai đoạn khi giá tăng lên được theo sau bởi thời kỳ giá giảm mạnh cho đến khi thị trường trở nên uy tín.
Trong khi một số có thể cho rằng giá tiền điện tử biến động theo kiểu bong bóng, không có nghi ngờ gì về mức độ biến động hiện tại sẽ cung cấp nhiều cơ hội cho các nhà giao dịch trong ngày. Đó là trường hợp đặc biệt trong những ngày cuối tuần, khi Bitcoin đã đạt được kỷ lục cao nhất trong lịch sử.
uan điểm các tổ chức quốc tế lớn
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lo ngại tiền điện tử KTS như Bitcoin có thể gây ra rất nhiều rủi ro. Hội đồng ổn định tài chính quốc tế (FSB) cho rằng, các đồng tiền điện tử KTS hiện tại vẫn chưa thay thế cho tiền tệ truyền thống, do việc sử dụng còn hạn chế đối với kinh tế và các giao dịch tài chính.
Tuy nhiên, nếu loại tiền này được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch hoặc liên kết chặt chẽ hơn với hệ thống tài chính, thì các nhà quản lý cần phải tính tới việc phối hợp quốc tế trong quản lý loại tiền tệ này.
Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) cho rằng, các loại tiền điện tử và công nghệ Blockchain cơ bản đều pha trộn giữa cơ hội và rủi ro. Để giảm thiểu các rủi ro của tiền điện tử, các quốc gia cần tăng cường phối hợp để giảm thiểu các rủi ro và gian lận qua không gian mạng.
Quan điểm của các quốc gia
Quan điểm quản lý và sử dụng Bitcoin như phương tiện thanh toán của các quốc gia trên thế giới có thể chia thành các nhóm như sau:
– Nhóm nước dung hòa: Đây là nhóm chiếm số lượng đông nhất, đồng thời cũng là nhóm có những quốc gia đi đầu về công nghệ thông tin trên thế giới. Nhìn chung, phản ứng của nhóm này là không cổ vũ giao dịch tiền điện tử KTS cũng không cấm đoán tiêu cực mà chỉ đưa ra các chính sách để truy thu thuế và các biện pháp nhằm giám sát, giảm thiểu khả năng buôn lậu hay rửa tiền thông qua tiền KTS. Tiêu biểu như: Nhật Bản, Australia, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Phillipinnes, Newzealand…
– Nhóm nước từ chối tiền điện tử KTS: Tại các quốc gia thuộc nhóm này, dù không cấm hay coi hành vi giao dịch tiền điện tử KTS là bất hợp pháp, nhưng các chính phủ có quan điểm thiếu thiện cảm với loại tiền này.
Theo đó, các chính sách được đưa ra trên cơ sở giảm thiểu hoạt động giao dịch tiền điện tử KTS. Tiêu biểu như: Nga, Trung Quốc, Ấn độ, Brazil và các nước thuộc khu vực Nam Á, Trung Đông.
– Nhóm nước cấm triệt để: Hiện nay, có 6 quốc gia trong danh sách cấm triệt để việc sử dụng tiền điện tử KTS gồm: Iceland, Bolivia, Ecuador, Bangladesh, Kyrgyzstan và Việt Nam. Điểm chung của các quốc gia này là tiền điện tử KTS không được coi là một loại tiền tệ và lý do cấm hầu hết đều nhằm bảo hộ đồng tiền quốc gia. Tuy nhiên, mức độ cấm ở các quốc gia cũng không giống nhau.
Chẳng hạn, Iceland cấm mua tiền điện tử KTS nhưng không cấm đào tiền. Tại Việt Nam, tiền điện tử KTS không được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp và việc phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt hành chính từ 150 – 200 triệu đồng, hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Biện pháp quản lý tiền điện tử kỹ thuật số của các nước
Từ thực tế tồn tại của một số loại tiền điện tử KTS như Bitcoin cho thấy, sự phát triển của các loại tiền điện tử KTS là xu hướng tất yếu. Dù chấp nhận hay không thì các quốc gia vẫn phải đưa ra các cách thức quản lý nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính – tiền tệ và lợi ích của người dân. Có thể hệ thống hóa một số biện pháp quản lý tiền điện tử KTS của các nước hiện nay:
Thứ nhất, có các cơ quan chuyên trách để quản lý tiền điện tử trong bộ máy hành chính quốc gia: Để có thể quản lý, thường xuyên cập nhật, bám sát công và đưa ra thông báo, cảnh báo liên quan tới rủi ro, do loại tiền này đem lại.
Chẳng hạn, tại châu Á, Trung Quốc đã thành lập Ủy ban chuyên gia kỹ thuật an ninh tài chính internet quốc gia chuyên kiểm soát và quản lý các hoạt động tài chính công nghệ. Tại Mỹ, Cục Phòng chống tội phạm tài chính Mỹ lập những quy định, hướng dẫn pháp lý cho đồng tiền điện tử KTS; đồng thời, kết hợp cùng với Sở Thuế vụ thực hiện quản lý các giao dịch tiền điện tử…
Thứ hai, xây dựng các quy định pháp lý đối với tiền điện tử KTS: Tại hầu hết các quốc gia có quan điểm chấp nhận tiền điện tử KTS hoặc là có quan điểm điều chỉnh hiện nay đã, đang thiết lập khuôn khổ pháp lý riêng cho tiền điện tử và các hoạt động liên quan.
Thứ ba, sử dụng chính sách thuế đối với các hoạt động giao dịch tiền điện tử: Theo đó, Trung Quốc sử dụng biện pháp giảm khấu trừ thuế và thắt chặt các chính sách liên quan tới tiêu thụ điện, quyền sử dụng đất, thu thuế bảo vệ môi trường nhằm tăng chi phí hoạt động đào Bitcoin, gây sức ép buộc các hoạt động đào Bitcoin phải chuyển ra khỏi lãnh thổ.
Nhật Bản đánh thuế vào các hoạt động liên quan tới tiền điện tử KTS từ năm 2014, bao gồm thuế chuyển nhượng vốn, thuế thu nhập DN, thuế cư trú và thuế tiêu dùng. Tại Đức, các sàn giao dịch có thể được hưởng ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh doanh tiền điện tử KTS và khai thác công nghệ chuỗi, khối.
2. Quy định về tiền điện tử tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào quy định khái niệm tiền điện tử. Tuy vậy, một số văn bản đã quy định các dạng thức của tiền điện tử gồm ví điện tử, thẻ trả trước… như tại Luật Ngân hàng Nhà nước (2010), Luật các Tổ chức tín dụng (2010), Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và Nghị định số 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP, Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng (được sửa đổi bởi Thông tư số 26/2017/TT-NHNN). Hiện nay, Dự thảo Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt sửa đổi đã thống nhất đưa ra định nghĩa rõ ràng về tiền điện tử:“Tiền điện tử là giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử được trả trước bởi khách hàng cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện giao dịch thanh toán và được đảm bảo giá trị tương ứng tại ngân hàng, bao gồm: thẻ trả trước, ví điện tử, tiền di động”.
So sánh với các khái niệm trên thế giới, có thể thấy khái niệm trong dự thảo khá phù hợp và có phần dễ hiểu, rõ ràng và dễ phân biệt hơn. Quan trọng hơn là việc thống nhất đưa cả 3 loại hình tiền điện tử vào văn bản pháp lý không những giúp giới hạn rõ ràng phạm vi của tiền điện tử mà còn giúp công tác quản lý được thống nhất về một đầu mối là NHNN, từ đó lấp được lỗ hổng trong công tác quản lý đối với mobile money hiện vẫn đang để trống.
Đồng thời, các quy định trong dự thảo liên quan đến tổ chức phi ngân hàng cũng giúp phân biệt rõ tổ chức phát hành tiền điện tử hợp pháp (được cấp phép, giám sát hoạt động) với tổ chức hoạt động không phép, bất hợp pháp. Qua đó, giúp phân biệt rõ giữa tiền điện tử “hợp pháp” với tiền ảo, tiền điện tử “bất hợp pháp”, giúp các cơ quan có thẩm quyền trong ngăn ngừa các hành vi tội phạm trong lĩnh vực này vốn dĩ diễn biến phức tạp thời gian qua.
Ngoài ra, dự thảo cũng đưa ra quy định đối với tổ chức phát hành tiền điện tử phi ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ ký quỹ tương ứng 1:1 với tiền pháp định. Với tỷ lệ này, các tổ chức phi ngân hàng sẽ không có số nhân tiền, từ đó không ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ quốc gia và quan trọng hơn là bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi tổ chức phát hành tiền điện tử vi phạm quy định hoặc chiếm dụng tiền của khách hàng.
Tóm lại, các quy định về tiền điện tử đưa ra trong dự thảo là khá toàn diện, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, bao trùm được những đặc tính quan trọng nhất của tiền điện tử và đảm bảo khả năng phân biệt rõ ràng với các loại tiền mã hóa và tiền ảo, cũng như bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt thay thế cho Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 với định nghĩa và quy định rõ ràng về “tiền điện tử” dự kiến sẽ giúp xóa bỏ những nhầm lẫn, giúp cho hoạt động của thị trường và công tác quản lý thuận lợi hơn, từ đó thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Có những sản giao dịch điện tử nào uy tín hiện nay?
Hiện nay, các sàn giao dịch tiền điện tử xuất hiện ngày càng nhiều và phát triển mạnh mẽ. Sản giao dịch điện tử là một không gian hoạt động như một trang web. Tại đây, người dùng có thể thực hiện các giao dịch như: mua bán (trading) các đồng tiền điện tử. 3 sàn giao dịch điện tử uy tín và phổ biến hiện nay:
BTC
Bitcoin là tiền điện tử đầu tiên được tạo ra vào năm 2009 cũng như có vốn hóa thị trường lớn nhất. Và loại tiền điện tử này vẫn có nhiều khả năng tiếp quản các hệ thống tiền tệ định danh tập trung mà chúng ta thấy hiện nay. Trên Coin6s, bạn có thể giao dịch hợp đồng vĩnh viễn BTCUSD và BTCUSDT.
ETH
Tiền điện tử lớn thứ hai tính theo vốn hóa thị trường, được biết đến nhiều nhất và là một trong những altcoin tốt nhất hiện nay là Ether, coin của Ethereum, chạy trên blockchain mã nguồn mở sử dụng các smart contract, hỗ trợ DApp. Theo dự đoán, giá Ethereum cũng sẽ tăng cao trong những tháng sắp tới do nhu cầu về ETH đang gia tăng và triển khai hard fork. Bạn có thể giao dịch hợp đồng vĩnh viễn ETHUSD và ETHUSDT trên Coin6s.
XRP
Mặc dù có thể sử dụng XRP cho nhiều giao dịch, tuy nhiên mục đích chính là hỗ trợ thanh toán thông qua mạng Ripple tập trung. Đây là loại tiền điện tử lớn thứ ba theo vốn hóa thị trường. Bạn có thể giao dịch hợp đồng vĩnh viễn XRPUSD trên Coin6s.
USDT
USDT, còn được biết đến bởi công ty mẹ, Tether, cũng là stablecoinnổi tiếng nhất. Do giá trị của loại tiền điện tử này gắn với đồng đô la Mỹ, nên không bị ảnh hưởng bởi sự biến động mà các loại tiền điện tử khác có thể phải đối mặt, và đã vượt qua hào quang của Bitcoin như một loại tiền điện tử nổi bật nhất dựa trên khối lượng giao dịch vào năm 2019. Bạn có thể giao dịch hợp đồng vĩnh viễn BTCUSDT, ETHUSDT, LINKUSDT, LTCUSDT và XTZUSDT trên Coin6s.
GIAO DỊCH BTCUSDT, ETHUSDT, LINKUSDT, LTCUSDT, XTZUSDT
EOS
EOS là một loại tiền điện tử khác chạy trên nền tảng smart contract, hỗ trợ các Dapp. Các Dapp này có nhiều chức năng khác nhau như chơi game, mạng xã hội và DeFi. Bạn có thể giao dịch hợp đồng vĩnh viễn EOSUSD trên Coin6s.
LTC
Litecoin là một phần của làn sóng tiền điện tử đầu tiên, bắt đầu từ năm 2011. Về mặt kỹ thuật, loại tiền điện tử này trên thực tế giống hệt Bitcoin. Tuy nhiên, Mạng Lightning có thể xử lý giao dịch nhanh hơn nhiều so với tốc độ mà Bitcoin có thể ngay từ đầu.
BCH
Một nhánh hoặc ‘fork’ của Bitcoin, Bitcoin Cash được ra mắt vào năm 2017. Sau đó, vào năm 2018, đã tách thành hai loại tiền điện tử riêng biệt: Bitcoin Cash và Bitcoin SV.
Tiền điện tử có hợp pháp không?
Đối với những quốc gia như: Mỹ, Nhật Bản, Vương quốc Anh,… tiền điện tử như bitcoin là hợp pháp. Tuy nhiên, với những thị trường còn non trẻ, tiền điện tử có tình trạng pháp lý rất khác nhau.
Ở Việt Nam, bitcoin tuy không vi phạm pháp lý nhưng chỉ được sử dụng như hình thức thanh toán thay cho tiền mặt. Đồng thời, mọi vấn đề và sự cố liên quan đến lừa đảo, sập sàn khi sử dụng bitcoin, bạn sẽ không được giải quyết.
Đầu tư tiền điện tử có phải là khoản đầu tư dài hạn tốt không?
Tiền điện tử rất khó để chắc chắn rằng việc đầu tư của bạn vào chúng có tốt hay không. Đầu tư tiền điện tử sinh lời nhanh nhưng cũng rất khó vì việc này đòi hỏi tính kỹ lưỡng và mạo hiểm.
Nếu quyết định theo đuổi đầu tư tiền điện tử, bạn cần dành thời gian theo dõi biến động của đồng tiền. Hơn hết, trước khi đầu tư vào tiền điện tử, bạn phải thật sự hiểu về đồng tiền mình định đầu tư. Những người đầu tư tiền điện tử theo phong trào hoặc chưa biết cách đánh giá thị trường sẽ rất dễ rơi vào thua lỗ.
Đầu tư tiền điện tử như thế nào?
Có 3 cách để đầu tư tiền điện tử: Trade coin, đầu tư dài hạn (hold), đào tiền điện tử.
Trade coin
- Trade lướt sóng: Hình thức này phù hợp với người có kinh nghiệm trade coin. Kiểu giao dịch này giúp người dùng kiếm được lợi nhuận từ nhiều giao dịch nhỏ. Ví dụ: Mỗi ngày bạn có thể đặt 10 -15 lệnh, mỗi lệnh thu được 0,1% tương đương 1 – 1,5%/ngày.
- Trade ngắn hạn: Hình thức này phụ thuộc về quá trình phân tích kỹ thuật. Mỗi giao dịch có thể kéo dài từ vài giờ hoặc vài ngày. Ví dụ: Bạn phân tích biểu đồ BT/USDT và thấy rằng đồng tiền này sẽ tăng 10% trong 1 – 2 ngày. Khi ấy, bạn chỉ cần đặt lệnh và chờ đợi kết quả.
- Trade theo tin tức: Hình thức giao dịch này hiệu quả hay không phụ thuộc vào khả năng cập nhật tin tức của bạn. Ví dụ: Bạn theo dõi tin tức thấy một coin ra kế hoạch mua hoặc đốt coin. Lúc này, bạn có thể mua vào hoặc bán ra để thu lại kết quả tốt nhất.
Đầu tư dài hạn (hold)
Đây là phương thức dễ dàng và phổ biến nhất khi đầu tư tiền điện tử. Việc của bạn là đợi điểm thích hợp sau đó mua và hold một hoặc vài năm. Khi ddtj được lợi nhuận mong muốn, bạn có thể bán ra. Hình thức này đòi hỏi người dùng có tính kiên nhẫn cao và không quan tâm đến biến động giá trị ngắn hạn.
Đào tiền điện tử (đào coin)
Đây còn được gọi là hình thức khai thác tiền ảo. Những “thợ đào” dựa trên nền tảng hệ thống máy tính, bằng kinh nghiệm của mình họ sẽ tìm cách giải các thuật toán trên blockchain để tìm được “vàng kỹ thuật số”. Độ khó của những câu đố tỉ lệ thuận với số người tham gia quá trình giải toán.