Đất nước củ sâm có kế hoạch áp dụng định danh kỹ thuật số dựa trên công nghệ blockchain thay vì sử dụng thẻ vật lý như trước đây kể từ sau năm 2024 cho 45 triệu công dân. Định danh sẽ phân cấp hoàn toàn và không một ai có quyền truy cập, ngay cả đối với chính phủ Hàn Quốc theo kế hoạch được đề ra.
Theo Bloomberg, chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch khai triển định danh kỹ thuật số kéo dài trong 2 năm. Định danh kỹ thuật số được nhúng trong các thiết bị di động dưới dạng ứng dụng và hoạt động giống như thẻ căn cước công dân đối với khoảng 45 triệu người.
Theo ông Hwang Sukwon, một nhà kinh tế tại Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc, định danh kỹ thuật số có thể được sử dụng trong các lĩnh vực như tài chính, y tế, thuế và giao thông. Giám đốc Cục Kỹ thuật số Hàn Quốc Suh Boram cũng cam kết sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số này.
Đáng chú ý, kế hoạch cũng bao gồm một hệ thống nhận dạng phi tập trung. Ông Suh cũng đã khẳng định rằng chính phủ sẽ không có quyền truy cập vào thông tin được lưu trữ trên điện thoại, chẳng hạn như những định danh kỹ thuật số nào đang được sử dụng và chúng được sử dụng như thế nào.
Là một nước đứng đầu trong lĩnh vực công nghệ như Hàn Quốc thì đây rõ ràng không phải là một điều mới mẻ, cũng không phải là giải pháp blockchain định danh kỹ thuật số đầu tiên được ban hành tại đất nước này. Trước đó, vào tháng 8 năm 2020, đã có hơn 1 triệu công dân Hàn Quốc được thực hiện cấp giấy phép lái xe blockchain được tích hợp vào ứng dụng trên điện thoại thông minh PASS. Tháng 9 năm 2020, Cơ quan An ninh và Internet Hàn Quốc (KISA) đã mở rộng triển khai thử nghiệm một hệ thống tương tự.
Hàn Quốc đang phát triển mạnh mẽ để hướng tới tham vọng dẫn đầu lĩnh vực blockchain và metaverse. Có thể thấy được rằng họ đang dần tăng cường nỗ lực trong việc điều chỉnh ngành công nghiệp tiền điện tử kể từ đầu năm nay. Mới đây, xứ sở kim chi cũng đã công bố kế hoạch cải cách thuế và đã đưa ra quyết định hoãn kế hoạch đánh thuế tiền ảo cho đến năm 2025.
Và cũng trong thời gian vừa qua, việc giành mọi sự chú ý cho hoạt động airdrop tiền điện tử ở đất nước này cũng đã dấy lên những tranh cãi dữ dội. Bên cạnh đó, mặc dù đã hứa hẹn sẽ mở rộng không gian phát triển dành cho tiền điện tử trước khi lên nắm quyền, nhưng cho đến hiện tại, Hàn Quốc lại thể hiện sự “thiên vị” vô cùng rõ ràng đối với NFT hay Metaverse.
Có thể bạn quan tâm: Đợt Grants đầu tiên của Uniswap Foundation có điều gì thú vị?
Cập nhật tin tức mới nhất tại: Coin6s