Các đồng coin trên thị trường stablecoin luôn dành được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư bởi tính ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường. BUSD và USDT luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư mỗi khi nhắc đến stablecoin. Tuy nhiên, để lựa chọn đầu tư và đặt niềm tin vào đồng coin nào lại là điều không đơn giản. Chính vì vậy, để có thêm nhiều thông tin hơn phục vụ cho việc ra quyết định nên đầu tư vào đồng stablecoin nào? BUSD hay USDT? Các nhà đầu tư không nên bỏ lỡ bài viết này.
Tổng quan về BUSD
Trước khi đào sâu thông tin về BUSD. Hãy cùng Coin6s tìm hiểu BUSD là gì? Nguồn gốc của BUSD và quy tắc hoạt động của nó.

BUSD là gì?
BUSD có tên đầy đủ là Binance USD, là một đồng tiền ổn định được hỗ trợ và thế chấp bằng đô la Mỹ. Nó cung cấp cho người dùng khả năng giao dịch với các tài sản kỹ thuật số và dựa trên blockchain, cũng như hạn chế được những rủi ro do biến động thị trường tạo ra. BUSD là một trong những đồng stablecoin được sử dụng nhiều trên thị trường hiện nay.
Xem thêm: BUSD và những thông tin cực hot mà nhà đầu tư nên biết
Nguồn gốc của BUSD
Binance USD (BUSD) được tạo ra và phát triển bởi sàn Binance và Paxos, tổ chức tài chính do New York quản lý. Được lãnh đạo bởi Giám đốc điều hành và Người đồng sáng lập Charles Cascarilla, nhóm Paxos bao gồm các cá nhân có nhiều kinh nghiệm từ các lĩnh vực khác nhau từ Phố Wall đến Thung lũng Silicon.
Quy tắc hoạt động của BUSD là gì?
Binance USD (BUSD) được tạo ra để được thế chấp hoàn toàn bằng đô la Mỹ, và lượng đô la Mỹ này được giữ trong tài khoản ngân hàng của Hoa Kỳ trên cơ sở 1:1, được kiểm toán hàng tháng theo quy định của tiểu bang New York.
Mọi yêu cầu mua hoặc bán BUSD đều đi kèm với việc chuyển tiền vào hoặc ra khỏi tài khoản dự trữ. Dựa trên những yêu cầu này, token BUSD có thể được đúc hoặc đốt cho phù hợp
Công dụng của BUSD là gì?
Nếu bạn sở hữu BUSD coin, ngoài việc có thể giao dịch, nhận và gửi tiền điện tử, thì nó còn có một số tính năng được gắn chặt với sàn Binance như sau:
- Giảm phí giao dịch cho khi trao đổi bằng BUSD
- Một số sản phẩm cho vay trên Binance cho phép gửi BUSD để nhận lãi suất lên tới 15% hằng năm
- BUSD có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp để vay Margin, Futures trên Binance
- Binance cho phép người dùng chuyển đổi ngay lập tức từ một số stablecoin khác sáng BUSD theo tỷ lệ 1:1 mà không mất phí
Binance USD (BUSD) hoạt động như thế nào?
- Mạng lưới: Mặc dù BUSD rõ ràng có thể hoạt động trên Binance Smart Chain vì nó tuân thủ tiêu chuẩn BEP-2, nhưng nó được xây dựng trên Blockchain của Ethereum, do đó phân loại nó là ERC-20
- Đối tượng phục vụ: BUSD được phát minh để phục vụ lợi ích công ty của Binance. Bất chấp sự thiếu tin tưởng với các Stablecoin trước đó như USDT và USDC. BUSD dường như đã giải quyết được lòng tin của NĐT
- Kiểm toán: BUSD hợp tác với ngân hàng giám sát dựa trên tiền mã hóa Paxos đã có lịch sử lâu dài tuân thủ Bộ Dịch vụ Tài chính Bang New York. Về mặt kỹ thuật, Paxos thực sự là nhà phát hành BUSD, không phải Binance, vì tất cả đô la Mỹ hỗ trợ BUSD đều được giữ lại.
Xem thêm: 3 cách mua BNB trên Binance dành cho người mới bắt đầu
Một số ưu và nhược điểm của Binance USD (BUSD)
Ưu điểm
BUSD là stablecoin được hỗ trợ hoàn toàn bởi fiat và các loại tài sản có giá trị tương đương. Cơ chế giữ Peg của loại stablecoin này đơn giản, ổn định và dễ dàng hoạt động trong các điều kiện thị trường xấu.
BUSD được ứng dụng chính trong hệ sinh thái Binance. Binance đang được xem là một trong những hệ sinh thái khổng lồ nhất hiện nay, nó bao gồm: sàn giao dịch Binance, BSC… Vì được “ưu ái” để sử dụng trong các hệ sinh thái liên quan của Binance nên tốc độ phát triển của BUSD là vô cùng nhanh.
Nhược điểm
Rủi ro lớn nhất là ở khía cạnh “Decentralization”. Trong trường hợp của BUSD, chúng yêu cầu các khoản dự trữ ngoài chuỗi. Ngân quỹ được quản lý bởi số ít những người giám sát, người dùng sẽ phải tin tưởng vào những người giám sát này hoạt động trung thực.
Ngoài ra, các đồng stablecoin thuộc loại fiat-collateralized hoàn toàn có quyền đưa một địa chỉ vào danh sách đen khiến các ví này không thể tương tác được với đồng stablecoin đó. Chiến lược này có hữu ích trong việc đóng băng fund của các ví hacker, khiến họ không thể chuyển tiền của nạn nhân bị hack, nhưng ở khía cạnh khác, chúng cho thấy quyền lực của các tổ chức này trong việc chi phối việc ai có thể và không thể tương tác với đồng stablecoin của họ.
Tổng quan về USDT
Trước khi đầu tư vào đồng USDT người dùng cần tìm hiểu những thông tin gì về đồng tiền ảo này. Hãy cùng Coin6s làm rõ qua khái niệm USDT là gì?

USDT là gì?
USDT (Tether coin) là một hình thức tài sản Cryptocurrency được phát hành trên Blockchain Bitcoin thông qua giao thức lớp Omni. Mỗi đơn vị USDT đều được bảo hộ bởi 1 USD tại cục dự trữ và có thể được mua lại qua nền tảng Tether platform. USDT được vận hành, chi tiêu và lưu trữ tương tự tất cả các loại tiền ảo khác.
Hiện USDT là đồng Stablecoinphổ biến nhất trên thị trường Cryptocurrency với mức vốn hoá lên tới hơn 60 tỷ USD. Tuy đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường Stablecoin như USDC, BUSD, DAI,… nhưng đây vẫn là đồng stablecoin chiếm thị phần lớn nhất (lên tới hơn 60%), bỏ xa vị trí số 2 là USDC với chỉ khoảng 20%.
Xem thêm: Nhà phát hành stablecoin Tether đóng băng 8,2 triệu USDT trên Ethereum
Công dụng của USDT
Tương tự như các đồng coin/token khác, USDT được dùng để lưu trữ, giao dịch và trao đổi thành các đồng coin khác trong thị trường.
Đặc biệt hơn nữa, Tether tạo ra đồng USDT nhằm mục đích khắc phục hạn chế trong vấn đề về thanh toán của các loại tiền tệ hiện nay (cả tiền điện tử và tiền pháp định), cụ thể:
- Tiền pháp định: Tất cả các thông tin của người dùng trong quá trình giao dịch đều phải công khai, đặc biệt là khi giao dịch giữa các quốc gia, tốc độ giao dịch sẽ bị chậm và phát sinh thêm nhiều loại phí như: phí chuyển đổi ngoại tệ, phí chênh lệch, phí gửi,…
- Tiền điện tử: Không có tính ổn định, giá có thể bị biến động với độ lớn tùy thuộc vào tình hình thị trường và giá Bitcoin, phí giao dịch cao.
USDT giúp giải quyết hoàn hảo các vấn đề đó bằng cách:
- Neo giá trị của mình với USD theo tỷ lệ 1:1 ⇒ Đảm bảo tính ổn định.
- Được phát triển dựa trên công nghệ Blockchain ⇒ Việc chuyển tiền tệ giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo tính bảo mật người dùng.
Ngoài ra, nhờ vào đặc tính ổn định của mình mà trong thời kỳ khủng hoảng của thị trường, khi Bitcoin và các động Altcoin khác đều bị ảnh hưởng và biến động mạnh, thì USDT được xem là một hầm trú ẩn an toàn để đảm bảo cho tài sản của người dùng không bị tổn thất nhiều.
Xem thêm: Vốn hóa thị trường USDT tăng thêm 2 tỷ USD sau sự cố Tornado Cash thất bại
Ưu điểm và hạn chế của đồng USDT
Ưu điểm
- Thời gian giao dịch: USDT được hoàn thành chỉ với vài phút thay vì 1-4 ngày so với việc gửi và rút USD trên các sàn giao dịch, điều này có tác dụng giúp các nhà giao dịch tiền điện tử nhanh chóng chuyển tiền để tận dụng các cơ hội chênh lệch giá.
- Phí giáo dịch: USDT tính phí giao dịch gần như bằng 0 giữa các ví thay vì chuyển khoản SWIFT rất tốn kém, chi phí trung bình khoảng 30 USD. Chưa kể nếu bạn đang sử dụng một loại tiền tệ khác với loại tiền được hỗ trợ bởi sàn giao dịch, bạn sẽ bị tính thêm phí chuyển đổi Forex và tỷ lệ phần trăm trên chuyển khoản..
- Tính ổn định giá: tiền điện tử nổi tiếng là dễ bốc hơi chỉ trong một khoảng thời gian. Vì vậy, một loại stablecoin như đồng USDT là cực kỳ hữu ích, đặc biệt đối với các nhà giao dịch nhỏ, không có sẵn thị trường thanh khoản.
Nhược điểm của USDT
Bên cạnh các ưu điểm kể trên thì USDT cũng tồn tại một số nhược điểm như sau
- Sự nghi ngờ về khả năng thanh khoản: USDT chưa bao giờ có một cuộc kiểm toán độc lập đủ uy tín, họ cũng chấm dứt quan hệ với công ty kiểm toán của mình vào năm 2018.
- Cáo buộc thao túng giá: Nghiên cứu của John M. Griffin và Amin Shams vào năm 2018 cho thấy rằng giao dịch liên quan đến việc tăng số lượng USDT và giao dịch liên kết tại sàn giao dịch Bitfinex chiếm khoảng một nửa mức tăng giá của bitcoin vào cuối năm 2017.
- Tính bảo mật không cao: từng bị hack và đánh cắ một số tiền lớn.
So sánh BUSD và USDT
BUSD và USDT luôn là sự lựa chọn ưu tiên của nhà đầu tư khi nhắc đến đồng tiền ổn định trên thị trường. Vậy chúng có đặc điểm gì giống và khác nhau.

Điểm giống nhau giữa BUSD và USDT
- Giá trị: Cả BUSD và USDT đều được chốt với đô la Mỹ theo tỷ lệ 1:1 nên không cần phải lo lắng về sự biến động.
- Quá trình đúc: Quá trình đúc tiền của BUSD và USDT là giống nhau. Thay vì khai thác, nhóm đứng sau của chúng đều có sẵn lượng tiền fiat trong kho dự trứ, sau đó mới đúc tiền cho ai có nhu cầu.
- Thanh khoản: Thanh khoản của BUSD và USDT đều rất cao và khả năng giao dịch nhanh chóng. BUSD và USDT đều có thể chuyển 24/7 mà không cần bất kỳ ngân hàng nào.
- Chi phí giao dịch: BUSD và USDT được liên kết với một loại tiền tệ fiat, nên không cần phải lo lắng về phí giao dịch quá cao. Chi phí để chuyển BUSD và USDT là rất nhỏ.
- Hợp đồng thông minh: Cả BUSD và USDT đều hoạt động dựa trên các hợp đồng thông minh.
- Không có ngân hàng nào tham gia: BUSD và USDT đều hoạt động mà bạn không cần phải đến ngân hàng để được trợ giúp.
Điểm khác biệt thì BUSD và USDT
BUSD |
USDT |
|
Kiểm toán | BUSD thường xuyên trải qua các cuộc kiểm tra để đảm bảo tính bảo mật của nó, thường 1 tháng 1 lần. | USDT không trải qua quá trình kiểm toán nghiêm ngặt. Mặc dù USDT luôn hiển thị dự trữ của mình, nhưng nó không công khai thông tin kiểm toán. |
Dự trữ | Dự trữ của BUSD là tiền mặt trong ngân hàng Hoa Kỳ và được FDIC bảo hiểm. | 2,9% tiền mặt và 2,2% tín phiếu kho bạc. Còn lại bao gồm thương phiếu và các khoản cho vay có bảo đảm. |
Thanh khoản | Có hơn 300 cặp giao dịch, còn ít có khả năng được niêm yết trên các sàn khác nếu họ không hợp tác với Binance . | Hơn 1000 cặp giao dịch, và USDT được niêm yết trên hầu hết các sàn giao dịch. |
Chủ sở hữu | Binance, Paxos | Tether, Bitfinex |
Pháp lý | Được điều chỉnh bởi Bộ Dịch vụ Tài chính New York. | Bị phạt bởi Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai ở Mỹ. |
Xếp hạng | Hạng 3 trong số stablecoin | Hạng 1 trong số stablecoin
|
Staking
|
Chủ yếu là staking trên Binance.
|
Có nhiều lựa chọn Staking trên nhiều nền tảng. |

Tóm lại:
- USDT vốn hóa, thanh khoản lớn hơn và có sẵn trên nhiều sàn giao dịch hơn BUSD.
- Lợi nhuận staking trên Binance của 2 đồng coin này là như nhau, nhưng USDT có thể staking ở nhiều nền tảng Defi hơn.
- BUSD uy tín hơn, an toàn hơn. Trong khi đó USDT vẫn đang phải đối mặt với những rủi ro đến từ đội ngũ phía sau nó, đặc biệt là nghi vấn nó không có đủ lượng tiền dự trữ.
Xem thêm thông tin tại: Phân tích thị trường
BUSD và USDT nên mua đồng coin nào tốt hơn?
Bạn đã tìm hiểu về BUSD là gì cũng như điểm khác biệt giữa BUSD và USDT, thì chắc hẳn bây giờ bạn sẽ phân vẫn là nên mua đồng nào đúng không?
- Nếu bạn đang tìm kiếm một đồng stablecoin có thể được sử dụng trên một số sàn giao dịch và có thể mua được hàng nghìn loại tiền điện tử, thì USDT là dành cho bạn.
- Nếu bạn chỉ có nhu cầu mua những đồng coin phổ biến và đề cao tính bảo mật, an toàn thì BUSD tốt hơn.
- Nếu bạn muốn được hưởng ưu đãi phí giao dịch khi giao dịch trên Binance, thì tất nhiên bạn phải mua BUSD thay vì USDT.
- Nếu bạn giao dịch trên các sàn giao dịch khác (không phải Binance), bạn nên mua USDT hoặc USDC.
Dù lựa chọn cách nào, thì cả 2 đồng stablecoin đều là lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn sở hữu một đồng coin có thể tránh khỏi những biến động của thị trường.
BUSD an toàn hơn USDT nhưng USDT lại phổ biến hơn. Nếu bạn là một trader quy mô nhỏ, thì việc giao dịch BTC/BUSD hay BTC/USDT có lẽ không quá đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn có số tiền lớn và đang muốn tích dưới dạng stablecoin, thì tốt nhất nên chia tỷ lệ để nắm giữ cả BUSD và USDT là một ý tưởng hợp lý nhất.

Tổng kết
Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về BUSD và USDT để có thể đưa ra những quyết điịnh đầu tư đúng đắn. Nếu cần thêm các thông tin để đầu tư, đừng bỏ lỡ các bài viết khác của Coin6s để cập nhật tin tức thị trường Crypto cùng các đồng coin khác nhé!
Còn nếu bạn là người mới hãy bắt đầu với Crypto