Câu chuyện về việc một tài khoản cá voi BNB bất ngờ hoạt động trở lại sau 2 năm trong bối cảnh đàn áp ngành tiền mã hóa đang leo thang. Ngày hôm qua, dữ liệu trên Lookonchain cho thấy một ví cá voi, trước đây đã không hoạt động trong 2 năm, vừa bán 10.000 đồng BNB với giá 230 USD mỗi đồng, thu về 2,3 triệu USD. Hiện tài khoản này vẫn giữ 15.000 đồng BNB, tương đương 3,5 triệu USD.
Khi kiểm tra lại, cá voi đã mua 110.000 đồng BNB với giá 47,5 triệu USD trên SafeMoon. Sau đó, người này đã bán phần lớn token và chỉ giữ lại 25.000 đồng BNB cho đến hiện tại.
Tuần trước, một tình huống tương tự đã xảy ra khi một ví chứa hơn 1.400 Bitcoin đã được kích hoạt sau hơn 10 năm không hoạt động. Tài sản này được ước tính gần 40 triệu USD theo giá hiện tại.
Sự việc này diễn ra ngay trong thời điểm Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đang tiến hành các vụ kiện với Binance và Coinbase, hai nền tảng giao dịch tiền mã hoá hàng đầu, với cáo buộc vi phạm luật chứng khoán liên bang.
Liên quan: Coinbase kêu gọi cộng đồng tạo NFT “Stand With Crypto”
Giá BNB đã gặp biến động trong những ngày qua, một phần cũng vì nó bị cho là chứng khoán. Trong vòng 7 ngày, giá đồng tiền này đã giảm 22% và hiện đang giao dịch ở mức khoảng 230,9 USD.

Không chỉ vậy, giá BNB còn đối mặt với nguy cơ từ một khoản vay lớn trị giá 200 triệu USD sắp được thanh lý. Hacker trong vụ tấn công cầu nối BNB Chain năm trước đã thế chấp một lượng lớn BNB trên Venus Protocol để vay stablecoin. Khoản vay này sẽ bị thanh lý khi giá BNB giảm xuống mức 219,32 USD, tức là 200 triệu USD BNB sẽ được “xả” vào thị trường. Để giữ giá token, BNB Chain đã quyết định đảm bảo toàn bộ khoản vay và sẽ thanh lý từng phần.
Cuộc chiến pháp lý này đã khiến dòng tiền rời khỏi sản phẩm tiền mã hóa, đặc biệt là Bitcoin và Ethereum trên các nền tảng giao dịch Mỹ. Theo Nansen, hơn 2,5 tỷ USD đã rời sàn Binance trong tuần qua, cộng thêm hơn 112 triệu USD từ Binance.US. Mặc dù vậy, Binance vẫn khẳng định sẽ tiếp tục đấu tranh với SEC.
Coin6s tổng hợp
Có thể bạn quan tâm
Quỹ a16z mở rộng sang Anh, đánh giá chính quyền Mỹ tạo sức ép tiền mã hoá