Vừa qua, quan điểm mới nhất của Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren về tiền mã hóa đã gây ra sự phản đối từ cộng đồng.
Trên mạng xã hội Twitter, vào thứ bảy tuần trước, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đã nhắc lại mối quan ngại của bà về tác động có hại của tiền mã hóa. Bà cho rằng “các quốc gia xấu, các nhà chính trị bất lương và các băng đảng ma túy đang sử dụng tiền mã hóa để rửa tiền hàng tỷ đô, trốn tránh lệnh trừng phạt và tài trợ khủng bố”. Bà muốn đưa ra một dự luật để chấm dứt tình trạng này và tái thiết trật tự trong ngành. Dự luật này sẽ “đóng các kẽ hở và áp dụng các quy tắc thông thường cho ngành này”.
Tuy nhiên, nhiều người đã tỏ ra phản đối trước quan điểm này của bà Elizabeth Warren, cho rằng tiền mã hóa là minh bạch và các giao dịch có thể được truy vết hoàn toàn.
Trong một phiên điều trần gần đây tại Thượng viện Mỹ, bà Elizabeth Warren tuyên bố rằng hầu hết fentanyl được buôn lậu vào Hoa Kỳ được sản xuất tại Trung Quốc và được thanh toán bằng tiền mã hóa. Fentanyl là một loại thuốc giảm đau sau phẫu thuật, nhưng nó bị cấm ở Mỹ vì có tính gây nghiện như ma túy.
Theo một nghiên cứu của Elliptic, các công ty đã nhận được hàng nghìn thanh toán bằng tiền mã hóa, với tổng giá trị hơn 27 triệu USD và lượng giao dịch đã tăng 450% so với năm trước. Số tiền này có thể tạo ra 54 tỷ USD fentanyl. Vì vậy, nhà lập pháp Massachusetts đã kêu gọi đưa ra giải pháp để ngăn chặn sự lây lan của buôn lậu chất cấm này.
Elizabeth Warren và những hành động phản đối tiền điện tử khác
Elizabeth Warren là một người phê phán mạnh mẽ về tiền mã hóa và gần đây đã khởi động chiến dịch chống lại tiền mã hóa, trong kế hoạch giành ghế Thượng viện vào năm nay. Trước đó, Elizabeth Warren đã kêu gọi Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen chống lại tiền mã hóa, gọi nó là “ngân hàng bóng tối” và thúc đẩy Bộ Năng lượng và Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) áp đặt “áp lực” lên người đào Bitcoin.
Vị chính trị gia cũng cảnh báo về những rủi ro ngày càng gia tăng của tiền mã hóa và khuyến khích Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) sử dụng quyền hạn của mình để giải quyết vấn đề này, đặc biệt là trong lĩnh vực DeFi, và đề nghị Ủy ban làm rõ vai trò của mình trong việc quy định về tiền mã hóa. Trước làn sóng phá sản lớn vào cuối năm ngoái, nhà lập pháp này tiếp tục kêu gọi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) phải có biện pháp mạnh hơn.
Ngoài ra, cách đây 3 ngày, các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã trình lên Quốc hội Mỹ một dự luật mới nhằm thiết lập một khung quy định cho token tiền mã hóa. Dự luật này đưa ra tiêu chí để đánh giá xem token của một dự án tiền mã hóa có còn được coi là một hợp đồng đầu tư hay không, và loại bỏ yếu tố “chứng khoán” hiện tại đang là rào cản pháp lý trong ngành tiền mã hóa tại Mỹ.
Coin6s tổng hợp
Có thể bạn quan tâm