Đầu tư tiền ảo có hợp pháp không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hãy cùng Coin6s giải đáp và làm rõ vấn đề này qua bài viết sau đây nhé.
Trong xã hội hiện nay, thời kì phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, nhiều hình thức giao dịch mới, phương thức thanh toán mới, các loại tài sản mới… Một trong những sáng tạo nổi bật của cuộc cách mạng này là sự ra đời của công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và tiền ảo.
Sự xuất hiện của các loại tiền ảo này đang được cả thế giới chú ý và quan tâm, đặc biệt là trong năm 2017, khi giá Bitcoin và các đồng tiền ảo khác tăng một cách chóng mặt và thay đổi không ngừng.
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hoạt động phát hành, lưu trữ, đào, giao dịch, đầu tư… tiền ảo diễn ra nhộn nhịp, thu hút số lượng lớn người tham gia.
Các hoạt động này mang lại những thách thức không nhỏ cho các nhà nghiên cứu, ban hành và áp dụng pháp luật. Nhiều người quan tâm đến pháp luật đặt câu hỏi rằng Pháp luật Việt Nam có những quy định, chính sách gì về tiền ảo? Mua bán tiền ảo trên mạng có vi phạm pháp luật không? Tiền ảo bitcoin ở Việt Nam có hợp pháp không?

Tìm hiểu tiền ảo là gì?
Để đi sâu tìm hiểu về các vấn đề pháp lý của tiền ảo, đầu tiên cần phải biết được khái niệm tiền ảo là gì? Cách phân loại tiền ảo?
Khái niệm
Tiền ảo (virtual currency) là một dạng tiền kỹ thuật số (digital money) không được phát hành bởi chính phủ; mà dưới sự quản lý của các nhà phát triển (developer). Loại tiền này được sử dụng, chấp nhận giữa các thành viên trong cộng đồng ảo.
Hiểu theo cách thông thường thì tiền ảo chính là tài sản kỹ thuật số thiết kế được sử dụng để trao đổi, giao dịch, kiểm soát để tạo ra những đơn vị bổ sung cũng như xác minh chuyển giao tài sản.
Còn theo định nghĩa của Cơ quan Giám sát Ngân hàng châu Âu (EBA); tiền ảo không phải một đơn vị tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương hoặc cơ quan công quyền phát hành, cũng không nhất thiết phải gắn liền với tiền pháp định. Tiền ảo được nhóm, cộng đồng cụ thể chấp nhận làm phương tiện thanh toán và có thể chuyển nhượng, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử.
Tiền ảo chỉ có sẵn ở dạng điện tử và không hiện hữu thật ngoài đời. Nó được lưu trữ và giao dịch chỉ thông qua phần mềm được chỉ định, ứng dụng di động; máy tính hoặc qua ví kỹ thuật số chuyên dụng và các giao dịch xảy ra qua Internet hoặc qua các mạng chuyên dụng an toàn, chứ không được sử dụng để thực hiện các giao dịch trực tiếp ngoài thực tế đời sống.

Xem thêm: Tiền điện tử là gì? Thông tin mới nhất về tiền điện tử.
Phân loại
Tiền ảo phân loại như là tập con của những loại tiền kỹ thuật số và được phân loại thuộc tập con của tiền tệ thay thế và các loại tiền ảo. Một số tiền ảo hiện đang thông dụng bây giờ là đồng Bitcoin, Litecoin, Ethereum, IOTA, Ripple,…
Nói chung tiền ảo sẽ chỉ có sẵn dạng điện tử, sẽ lưu trữ cũng như giao dịch thông qua phần mềm chỉ định, máy tính, ứng dụng di động hoặc ví kỹ thuật số chuyên dụng. Đồng thời các giao dịch xảy ra bởi mạng Internet hoặc là qua mạng chuyên dụng đảm bảo an toàn.
Xem thêm: Bỏ túi 5 cách đầu tư tiền ảo thông minh

Một số vấn đề về pháp lý liên quan đến tiền ảo?
Hiện tại, các quốc gia trên thế giới có quy định khác nhau về tiền ảo, có quốc gia cho phép, có quốc gia không cấm nhưng cũng không thừa nhận (tiêu biểu như Việt Nam) và cũng có quốc gia hoàn toàn cấm tiền ảo. Qua đó cho thấy, tùy vào đánh giá, nhận định về tiền ảo mà mỗi quốc gia sẽ có chính sách khác nhau đối với đồng tiền này.

Đầu tư tiền ảo có hợp pháp không?
Xét theo quy định của Pháp luật thì tiền ảo sẽ không được xem là hàng hóa hay tài sản. Tại khoản 6 và 7 của điều 1 NDD/2016/NĐ-CP ban hành ngày 01/07/2016 liên quan đến sửa đổi và bổ sung điều của NĐ số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng đến tiền mặt đã quy định cụ thể rằng:
“Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”
Tai Việt Nam thì việc kinh doanh tiền ảo đang ở mức không cấm cũng không cho. Tiền ảo không phải là không có ưu điểm nhưng cũng không phải không mang bất kỳ rủi ro nào.
Hiện nay, hình thức kinh doanh tiền ảo tại Việt Nam chưa được quy định tại danh mục ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh theo quy định tại luật đầu tư 2014. Một số trường hợp người kinh doanh tiền ảo lợi dụng việc mua bán tiền ảo vào mục đích kinh doanh bất hợp pháp, rửa tiền thì cơ quan điều tra cũng cần làm rõ đó là tội rửa tiền hay không.
Hiện tại, tiền ảo xuất phát từ nước ngoài và được mua, bán từ các sàn giao dịch điện tử từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại nên người ta đang rất khó xác định nguồn tiền mà người ta dùng để mua tiền ảo có phải là tiền bất hợp pháp hay không nên cũng không thể xác định các đối tượng kinh doanh “tiền ảo” có rửa tiền hay không. .
Ngay từ năm 2014 cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về những rủi ro, nguy cơ đối với các hoạt động, giao dịch liên quan các loại tiền ảo.
Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh theo các quy định pháp luật hiện hành, tiền ảo không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo các tổ chức, cá nhân cần thận trọng, không nên đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ảo.
Với những thông tin cung cấp, bạn đã có thể xác định nên hay không nên kinh doanh “tiền ảo”. Và do chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này nên chưa thể cung cấp chính xác các văn bản pháp lý quy điịnh về tiền ảo

Mua bán Bitcoin ở Việt Nam có vi phạm pháp luật không?
Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số (tiền ảo), không được phát hành bởi chính phủ hay một tổ chức tài chính, mà được tạo ra và vận hành dựa trên hệ thống các máy tính kết nối mạng internet ngang hàng nhằm mục đích trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ.
Bên cạnh đó, Công văn 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 21/07/2017 gửi văn phòng chính phủ cũng khẳng định:
“Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung).”
Như vậy, Việt Nam không công nhận đồng tiền ảo cũng như Bitcoin là một phương tiện thanh toán. Việc phát hành, tàng trữ, cung ứng sử dụng chúng như một phương tiện thanh toán là không hợp pháp và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Những vấn đề pháp lý với tiền ảo tại Việt Nam
Pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng, đầy đủ điều chỉnh đối với tiền ảo; còn nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến tiền ảo được đặt ra vẫn chưa thể giải quyết. Tiền ảo đang nằm trong “khoảng trống pháp lý” khi không bị pháp luật cấm nhưng cũng không được pháp luật thừa nhận. Dưới đây là 3 lĩnh vực pháp luật điển hình liên quan đến tiền ảo.
- Đầu tiên, trong lĩnh vực pháp luật tiền tệ và ngân hàng
Tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm theo quy định khoản 2 Điều 1 Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt
Căn cứ theo quy định trên thì ta cũng hoàn toàn không thấy phương thức thanh toán nào đề cập liên quan đến tiền ảo. Nên tiền ảo không chấp nhận tại Việt Nam và Pháp luật cũng sẽ không hề can thiệp vào việc bạn có khai thác, mua bán hay sử dụng đồng tiền này với mục đích đồng thuận trao đổi.
- Bên cạnh đó, ở lĩnh vực pháp luật đầu tư và kinh doanh
Pháp luật hiện hành đang không có quy định trong việc cấm đầu tư kinh doanh những ngành nghề liên quan đến tiền ảo. Mà căn cứ theo nguyên tắc tất cả mọi người đều có quyền tự do trong việc kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp được kinh doanh, chuyển nhượng, mua bán và huy động vốn bằng tiền ảo sẽ không bị coi là cấm.Lợi dụng tốt kẽ hở này nên thời gian qua, nhiều cá nhân , tổ chức đã thành lập ra những sàn giao dịch, sàn đầu tư tiền ảo dựa theo mô hình đa cấp, các sàn giao dịch ma để nhằm lừa đảo các nhà đầu tư

Kiến nghị các giải pháp
Thông qua các nghiên cứu cho thấy rằng, pháp luật Việt Nam vẫn chưa đưa ra những quy định rõ ràng và đầy đủ trong việc điều chỉnh với tiền ảo và còn rất rất nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến đồng tiền này chưa thể giải quyết được. Chính vì thế cần có những chế tài pháp lý để điều chỉnh:

PGS-TS Nguyễn Thị Thủy cho rằng:
Pháp luật cần khẳng định một cách tỉ mỉ và rõ ràng: tiền ảo là một loại tài sản. Kế đến, thừa nhận thị trường tiền ảo, ban hành chính sách thuế đối với đầu tư, kinh doanh tiền ảo.
Các cơ quan chức năng xác định tiền ảo là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tiếp nhận thủ tục đăng ký kinh doanh làm cơ sở thu thuế.
Một số quốc gia như: Argentine xem thu nhập từ giao dịch tiền ảo như thu nhập từ chứng khoán. Còn Thụy Sĩ coi tiền mật mã là ngoại tệ; đánh thuế giao dịch tiền mật mã giống giao dịch ngoại tệ.
Về quản lý thị trường tiền ảo, pháp luật bắt buộc bảo đảm yếu tố chống rửa tiền, khủng bố tài chính, tội phạm có tổ chức.”
TS – luật sư Lê Quốc Vinh nhận thấy
Việc ban hành khung pháp lý điều chỉnh tài sản ảo giúp cơ quan quản lý có cơ sở trừng phạt hành vi lừa đảo, trốn thuế.
Cơ quan chức năng như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính đang phối hợp triển khai thực hiện Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo để làm rõ vấn đề quản lý, cơ sở pháp lý để quản lý việc kinh doanh tiền ảo.
Bộ Tài chính đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo và bước đầu triển khai nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo cũng như kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động quản lý, giám sát liên quan.
- Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu để đề xuất với Chính phủ về cơ chế quản lý, giám sát các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo trong chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tài sản ảo, tiền ảo, cảnh báo về những rủi ro, nguy cơ và hệ lụy của việc tham gia mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tài sản ảo, tiền ảo chưa được pháp luật quy định.
Nhiều đối tượng sẽ lợi dụng đồng tiền ảo để tiến hành rửa tiền, lừa đảo nên các cơ quan chức năng cần nâng cao nghiệp vụ trong việc phòng chống tội phạm trên không gian mạng trong thời đại công nghệ số như hiện nay.

Kết luận
Trên đây là những thông tin về đầu tư tiền ảo có hợp pháp không? Hi vọng qua bài viết Coin6s sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích cho bạn về lĩnh vực này. Đừng quên theo dõi chúng tôi để được cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường tiền điện tử hiện nay.
Bạn là người mới? Đừng lo, hãy xem thêm thông tin bắt đầu với Crypto