No Result
View All Result
  • Login
Coin6s - Bitcoin, Ethereum, tin tức Crypto và giá cả thị trường
  • Tin tức crypto
    • Bitcoin
    • Ethereum
    • DeFi
    • NFTs
    • Blockchain
  • Cryptopedia
    • Bắt đầu với Crypto
    • Top 10 Cryptocurrencies
    • Bitcoin6s
    • Ethereum6s
    • Altcoin6s
    • Dogecoin6s
    • Metaverse6s
    • DeFi6s
    • NFT6s
    • BNB Chain6s
    • Solana6s
    • Polkadot6s
  • Phân tích thị trường
  • Mua đáy bán đỉnh
  • Tin tức crypto
    • Bitcoin
    • Ethereum
    • DeFi
    • NFTs
    • Blockchain
  • Cryptopedia
    • Bắt đầu với Crypto
    • Top 10 Cryptocurrencies
    • Bitcoin6s
    • Ethereum6s
    • Altcoin6s
    • Dogecoin6s
    • Metaverse6s
    • DeFi6s
    • NFT6s
    • BNB Chain6s
    • Solana6s
    • Polkadot6s
  • Phân tích thị trường
  • Mua đáy bán đỉnh
No Result
View All Result
Coin6s - Bitcoin, Ethereum, tin tức Crypto và giá cả thị trường
No Result
View All Result

Điểm đặc biệt của Sei Network – blockchain dành riêng cho DeFi là gì?

Team Coin6s by Team Coin6s
03/11/2022
in Tin tức Crypto, Tin tức thị trường
Điểm đặc biệt của Sei Network – blockchain dành riêng cho DeFi là gì?

Blockchain layer-1 với tên gọi Sei Network được thiết lập riêng với mong muốn trở thành nền tảng cho hệ thống tài chính DeFi trong tương lai.

Tổng quan về Sei Network

Đội ngũ phát triển Sei Network được thành lập bởi Jeff F., cựu giữ vị trí về ngân hàng đầu tư mảng công nghệ, truyền thông và viễn thông tại Goldman Sachs cùng với Jayendra Jog., cựu kỹ sư phần mềm tại Robinhood có tên gọi chung là Sei Labs.

Theo dữ liệu của Crunchbase, vòng gọi vốn cho Sei Labs với trị giá 5 triệu đô la vào tháng 8 đã diễn ra thành công với sự góp mặt của nhiều tên tuổi lớn gồm Coinbase Ventures, Delphi Digital, hay Multicoin Capital giữa thời điểm thị trường tiền điện tử không mấy phát triển.

Sei Labs đã phát hành gói hỗ trợ phát triển hệ sinh thái với trị giá 50 triệu đô la để thu hút các nhà đầu tư dự án từ DeFi tham gia xây dựng và phát triển trên blockchain này vào cuối tháng 9.

Điểm đặc biệt trong công nghệ của Sei Network?

Block propagation

Nếu block proposer muốn đề xuất một block đến cho các validators biểu quyết để cả mạng lưới sẽ nhận được cơ sở đồng thuận chung phải trải qua các bước sau:

  • Block proposer và validators đều xác thực các giao dịch được gửi lên mạng lưới trong mempool riêng (nơi chứa đựng các giao dịch “đang chờ xử lý”). Song, vì tốc độ các giao dịch được cập nhật vào mempool của mỗi validator sẽ có những chênh lệch nhất định tùy thuộc vào cấu trúc mạng (khoảng cách xa gần giữa các thiết bị). Do đó, danh sách các giao dịch có thể sẽ có đôi chút khác biệt.
Có thể thấy trong ảnh trên mempool của 2 validators đều chứa các giao dịch từ A tới F, chỉ khác nhau đôi chút về giao dịch G (bên validator A) và H (bên validator B) (Ảnh: Cosmoverse)
  • Validator A có nhiệm vụ tổng hợp các giao dịch từ mempool thành một block hoàn chỉnh.

  • Dựa trên các hoạt động truyền thống của Tendermint, validator A sẽ gửi lần lượt một tin nhắn gồm block ID (hàm băm của một block) và các giao dịch trong block đó thành từng phần riêng lẻ (chunks) gọi là block proposal sang cho validator B. Hay nói cách khác, validator B sẽ phải chờ cho đến khi nhận được toàn bộ các tin nhắn được gửi tới từ validator A để có thể tái tạo lại một block hoàn chỉnh rồi biểu quyết chấp thuận. Các giao dịch này luôn có thể theo dõi ở trong chính mempool của mình!

  • Sei Labs đã đề xuất một giải pháp, tức là validator A sẽ gửi một tin nhắn bao gồm block ID và các hàm băm sang cho validator B và để validator B dễ dàng tái tạo lại một block hoàn chỉnh thay vì gửi từng phần giao dịch.

  • Nếu validator B vẫn chưa nhận được các giao dịch mà validator A gửi sang, B vẫn có thể chờ cho tới khi nhận được tất cả các chunks theo cách phương pháp truyền thống.

Phương thức giao tiếp mới này đã làm tăng thông lượng của Sei Network lên đến 40% so với phương pháp truyền thống trước đây của Tendermint Core.

Xem thêm: Sei Network hứa hẹn cho phép cho người dùng sớm được trải nghiệm mạng lưới

Block processing

Cơ chế đồng thuận của Tendermint gồm các bước sau:

  • Propose: Các validator sẽ biểu quyết cho một block được đề xuất.
  • Prevote: Các validator xem xét mức hợp lệ của block và gửi tin nhắn đánh giá lên mạng lưới.
  • Precommit: Nếu dữ liệu trong block nhận được 2/3 số tin nhắn prevote đồng thuận, validator sẽ gửi một tin nhắn chấp thuận/từ chối lên mạng lưới. Nếu dữ liệu trong block vẫn tiếp tục nhận được 2/3 precommit đồng thuận thì khối sẽ được xử lý và commit (được thêm vào blockchhain).

Lưu ý: Cơ chế bảo mật hệ thống cũng tương tự, song vẫn phải thực hiện yêu cầu hai bước Prevote và Precommit. Validator giả mạo vẫn có thể gian lận thành công ngay cả khi chỉ thực hiện duy nhất 1 bước precommit.

Ảnh: Jae Kwon (trích từ “Tendermint: Consensus without Mining”)

Để một block được thêm vào blockchain mất khoảng 1 giây với cơ chế đồng thuận của Tendermint.

Ảnh: Jayendra Jog

Theo nhà đồng sáng lập của Sei Network, ông Jayendra Jog. cho rằng nếu mặc nhiên giả định tính hợp lệ của một block và xử lý song song với khoảng thời gian mà các validator cần để trao đổi các tin nhắn prevote và precommit, quá trình này có thể được rút ngắn. Block sẽ được thêm vào blockchain nếu được xác minh là hợp lệ và ngược lại, nếu không hợp lệ thì block này sẽ bị bỏ qua.

Ghi chú: Ở mỗi height nhất định, block được đề xuất đầu tiên sẽ được xử lý theo phương pháp optimistic processing để phòng tránh sự quá tải cho các validator khi phải thực hiện nhiều tác vụ khác nhau chạy cùng một lúc bởi sẽ có nhiều block được đề xuất trên mỗi block height (vị trí của một block trong blockchain).

Ảnh: Jayendra Jog

Đội ngũ Sei Network cho biết, kết quả thu được rất khả quan với thông lượng tăng thêm 33% sau khi thực hiện các cuộc nghiên cứu và thử nghiệm.

Mạng lưới của Sei Network được cho là có thể xử lý 22.000 lệnh mỗi giây, với tốc độ xử lý mỗi block được tăng lên đến 450ms (con số hiện tại đã lên đến 600ms) với cơ chế đồng thuận Twin Turbo mới, chỉ còn khoảng một nửa so với cơ chế đồng thuận gốc của Tendermint.

Xử lý giao dịch song song và tổng hợp lệnh

Thay vì xử lý tất cả các giao dịch, Sei Network còn có thể xử lý các giao dịch không liên quan tới nhau mà không sử dụng cùng một tài nguyên riêng biệt và độc lập, bất kể chúng có liên quan tới nhau hay không. Ngoài ra, Sei Network còn được thiết kể để có thể xử lý song song các giao dịch trên các thị trường khác nhau, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro cho các nhà tạo lập thị trường.

Ảnh: So sánh thời gian xử lý giao dịch khi các giao dịch được xử lý tuần tự (trên) và song song với nhau (dưới).

Các lệnh trong cùng một block thuộc về cùng một thị trường sẽ được nhóm lại với nhau để có thể cùng xử lý một lúc. Các nhà giao dịch được phép tổng hợp nhiều lệnh độc lập thành cùng một giao dịch duy nhất để tiết kiệm phí gas.

Ngoài việc cải thiện trải nghiệm của người dùng, việc rút ngắn thời gian tổng hợp giao dịch và xử lý song song cũng giúp ngăn chặn tình trạng front-running, đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho các bên tham gia vào thị trường.

Một vài con số đáng chú ý

Trưởng bộ phận phát triển hệ sinh thái tại Sei Network vào cuối tháng 9 năm nay, ông Dan Edlebeck chia sẻ thêm rằng, Sei Network đã có hơn 25,000 người dùng, hơn 50 đội ngũ xây dựng dự án với tổng cộng hơn 200,000 giao dịch đã được thiệt lập sau 2 tháng chạy testnet.

Cho đến nay, số lượng người dùng testnet đã vượt qua con số 30,000, số lượng dự án đang được thiết lập vào khoảng 70 và số lượng giao dịch vượt hơn 500,000 – cao hơn gấp 2.5 lần so với 1 tháng trước đó theo số liệu được cập nhật chính thức trên website của dự án.

Có thể bạn quan tâm: Giá trị của Dogecoin (DOGE) tăng mạnh sau khi thương vụ thu mua Twitter của Elon Musk gần như hoàn tất

Các dự án được xây dựng trên Sei Network

Một số dự án đáng chú ý trên Sei Network:

  • Axelar: Dự án cầu nối xuyên chuỗi
  • UXD: Dự án stablecoin được xây dựng trên Solana
  • Nitro Labs: Dự án Layer-2 của Solana, là cầu nối giữa 2 hệ sinh thái Solana và Cosmos
  • Pharaoh: Dự án tài sản tổng hợp
  • Vortex: Dự án DeFi về hợp đồng vĩnh cửu

Gần đây, Sei Network cũng đã công bố một đợt airdrop 1% tổng nguồn cung token cho người dùng testnet và các thành viên đã hỗ trợ dự án từ thuở ban đầu. Tuy nhiên, chi tiết về thời gian snapshot vẫn chưa được công bố.

Cập nhật tin tức mới nhất tại: Coin6s

Share31Tweet19

Dành cho bạn

EL Salvador miễn thuế cho công ty sáng tạo Bitcoin, Crypto và AI
Tin tức Crypto

EL Salvador miễn thuế cho công ty sáng tạo Bitcoin, Crypto và AI

El Salvador loại bỏ thuế cho công nghệ tiền điện tử: Bitcoin và các đổi mới khác được hưởng lợi...

by Coin6s News
27/03/2023
GameFi execs: Minecraft và GTA sẽ thay đổi âm nhạc trên blockchain - lệnh cấm NFT
Tin tức Crypto

GameFi execs: Minecraft và GTA sẽ thay đổi âm nhạc trên blockchain – lệnh cấm NFT

Tất cả có thể được khơi dậy chỉ với một câu chuyện thành công của Web3. Ba giám đốc điều...

by Coin6s News
27/03/2023
Báo cáo Kaspersky: Nhà đầu tư tiền điện tử ở Hoa Kỳ trở thành nạn nhân của tội phạm mạng
Tin tức Crypto

Báo cáo Kaspersky: Nhà đầu tư tiền điện tử ở Hoa Kỳ trở thành nạn nhân của tội phạm mạng

Kaspersky khuyên mọi người nên cẩn thận hơn khi lưu trữ mật khẩu, và có thể thấy rằng 14% nhà...

by Coin6s News
27/03/2023
NASDAQ cho biết tổ chức đang muốn sử dụng tiền điện tử để giao dịch và lưu ký
Tin tức Crypto

NASDAQ cho biết tổ chức đang muốn sử dụng tiền điện tử để giao dịch và lưu ký

Nhà điều hành sàn giao dịch 52 tuổi đang chờ phê duyệt từ Bộ Dịch vụ Tài chính New York...

by Coin6s News
27/03/2023
Next Post
Fair Launch là gì? Liệu có tốt hơn phông bổ truyền thông?

Fair Launch là gì? Liệu có tốt hơn phân bổ truyền thống?

Bài viết mới

EL Salvador miễn thuế cho công ty sáng tạo Bitcoin, Crypto và AI
Tin tức Crypto

EL Salvador miễn thuế cho công ty sáng tạo Bitcoin, Crypto và AI

by Coin6s News
27/03/2023

El Salvador loại bỏ thuế cho công nghệ tiền điện tử: Bitcoin và các đổi mới khác được hưởng lợi...

GameFi execs: Minecraft và GTA sẽ thay đổi âm nhạc trên blockchain - lệnh cấm NFT

GameFi execs: Minecraft và GTA sẽ thay đổi âm nhạc trên blockchain – lệnh cấm NFT

27/03/2023
Báo cáo Kaspersky: Nhà đầu tư tiền điện tử ở Hoa Kỳ trở thành nạn nhân của tội phạm mạng

Báo cáo Kaspersky: Nhà đầu tư tiền điện tử ở Hoa Kỳ trở thành nạn nhân của tội phạm mạng

27/03/2023
NASDAQ cho biết tổ chức đang muốn sử dụng tiền điện tử để giao dịch và lưu ký

NASDAQ cho biết tổ chức đang muốn sử dụng tiền điện tử để giao dịch và lưu ký

27/03/2023

Bài liên quan

Agoric là gì? Hiểu đúng về dự án Agoric
Altcoin6s

Agoric là gì? Hiểu đúng về dự án Agoric

by Team Coin6s
02/11/2022

Agoric là một blockchain được xây dựng trên hệ sinh thái Cosmos sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of...

Komodo

Komodo là gì? Thông tin về đồng KMD

12/10/2022
Nhà khai thác mỏ Armenia tăng công suất nhà máy điện

Nhà khai thác mỏ Armenia tăng công suất nhà máy điện

03/10/2022
Optimism lại tiếp tục có những pha xử lý “đi vào lòng người”

Optimism lại tiếp tục có những pha xử lý “đi vào lòng người”

17/10/2022
Tìm hiểu HNT Coin đồng tiền tiềm năng của mạng lưới P2P

Tìm hiểu HNT Coin đồng tiền tiềm năng của mạng lưới P2P

01/11/2022
Coin6s - Bitcoin, Ethereum, tin tức Crypto và giá cả thị trường

© 2022 coin6s

Navigate Site

  • Điều khoản sử dụng Coin6s
  • About Coin6s.com
  • Liên hệ

Tham gia với Coin6s

No Result
View All Result
  • Tin tức crypto
    • Bitcoin
    • Ethereum
    • DeFi
    • NFTs
    • Blockchain
  • Cryptopedia
    • Bắt đầu với Crypto
    • Top 10 Cryptocurrencies
    • Bitcoin6s
    • Ethereum6s
    • Altcoin6s
    • Dogecoin6s
    • Metaverse6s
    • DeFi6s
    • NFT6s
    • BNB Chain6s
    • Solana6s
    • Polkadot6s
  • Phân tích thị trường
  • Mua đáy bán đỉnh

© 2022 coin6s

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In