Chắc hẳn những nhà đầu tư tiền điện tử đã không ít lần bắt gặp khái niệm hệ sinh thái blockchain (Blockchain Ecosystem). Vậy hệ sinh thái blockchain là gì và những hệ sinh thái nào có tiềm năng trong thời điểm hiện tại. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Coin6S tìm hiểu chi tiết về hệ sinh thái này nhé.
Hệ sinh thái blockchain là gì?
Khi nhắc đến hệ sinh thái nói chung, chúng ta sẽ hiểu rằng đó là một quần thể mà trong đó có nhiều cá thể kết nối cùng sinh sống và phát triển.
Vậy thì hệ sinh thái trong blockchain được hiểu như thế nào?
Cũng tương tự như hệ thống sinh thái, hệ sinh thái blockchain là một hệ thống mà trong đó có nhiều dApps trong cùng một lĩnh vực liên kết, hỗ trợ nhau, tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh thực hiện một chức năng cụ thể.

Ví dụ: Hệ sinh thái Vingroup, chuỗi giá trị từ bất động sản đến nhu cầu cơ bản như từ ăn uống đến giáo dục hay các dịch vụ chất lượng cao như điểm du lịch, mua sắm…
Mỗi người tham gia đều nhằm mục đích được đáp ứng hay hưởng lợi từ các hoạt động khác nhau để giữ cho môi trường tiền điện tử tồn tại và hoạt động trong hệ sinh thái blockchain.
Hệ sinh thái blockchain là một chủ đề luôn được các nhà đầu tư tiền điện tử quan tâm. Hệ sinh thái cho thấy cách hoạt động của một blockchain và nó thường là bằng chứng có thể cho chúng ta nhìn ra được hiện trạng của một blockchain.
Các protocol và nhà phát triển blockchain, những người khai thác và người sáng lập, sàn giao dịch tiền điện tử, nhà đầu tư và phương tiện truyền thông tiền điện tử là những thành phần cốt lõi, đóng vai trò quan trọng trong một hệ sinh thái blockchain.
Các thành phần của hệ sinh thái blockchain là gì?

Một hệ sinh thái blockchain hoàn chỉnh bao gồm các thành phần sau:
- Transactions & Payment Services: Giao dịch và thanh toán là nhu cầu cơ bản mà bất cứ hệ sinh thái blockchain nào cũng phải có. Bên trong thành phần này sẽ bao gồm những bộ phận nhỏ cấu thành như token, smart contracts, wallet.
- DeFi Đây chính là thành phần lớn nhất hiện tại, các hệ sinh thái blockchain đang tìm cách phát triển hoàn thiện mảnh ghép này. Nền tảng DeFi cung cấp cho người dùng các nhu cầu của họ về giao dịch, tín dụng, cho vay và tiết kiệm mà không cần bên trung gian thứ ba. Các thành phần chính của DeFi bao gồm stablecoin, DEX, Lending & Borrowing, Synthetic,…
- Social & Etertainment Nhu cầu tương tác xã hội và giải trí là thành phần không thể thiếu trong hệ thống sinh thái blockchain. Tiêu biểu trong mảng này có thể kể đến NFT, Games, Gambling, v.v.
- Enterprise blockchain solutions: Cuối cùng, chúnglà ứng dụng thực tế của blockchain trong một số lĩnh vực như tài chính, chuỗi cung ứng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
Tại sao mỗi blockchain phải cần một hệ sinh thái để phát triển?
Đối với người dùng
- Hệ sinh thái tiền điện tử giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng.
- Các sản phẩm trong hệ sinh thái đồng bộ hóa và tương tác với nhau để tạo ra sự tiện lợi và dễ sử dụng.
Đối với các nền tảng blockchain
- Hệ sinh thái đa dạng giúp các dự án mở rộng phạm vi kinh doanh và xây dựng chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra của công ty.
- Hệ sinh thái blockchain giúp nền tảng tận dụng các yếu tố có sẵn như dữ liệu người dùng, cơ sở hạ tầng, v.v.
Khi hệ sinh thái tiền điện tử được phát triển đầy đủ, người dùng sẽ ở lại và gắn bó với hệ sinh thái mãi mãi.
Một số hệ sinh thái nổi bật trong thế giới tiền điện tử hiện nay
Công nghệ chuỗi khối đang dần thay đổi và việc sử dụng nó theo nhiều cách đã thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận của chúng tôi đối với hệ thống. Mạng lưới chuỗi khối đã giải quyết những thách thức của hệ điều hành truyền thống bằng các giải pháp phi tập trung, làm tăng giá trị của mạng lưới chuỗi khối

Theo thống kê của Electric Capital, có hơn 100 hệ sinh thái lớn nhỏ đang hoạt động và phát triển trên thị trường tiền điện tử hiện nay. Nhìn chung, có thể chia các hệ sinh thái hiện nay thành 3 nhóm chính:
- Tier 1: Ethereum và BSC là hai hệ sinh thái lớn mạnh và thường xuyên được nhắc đến trên thị trường tiền điện tử hiện nay. Hai hệ sinh thái này đã tích hợp khá đầy đủ các mảnh ghép và chúng ta sẽ lấy đó làm tiêu chuẩn để so sánh những dự án nhỏ khác.
- Tier 2: Nhóm hai gồm Solana, Avalanche và Polkadot, đầy là những hệ sinh thái tiềm năng nhưng vẫn chưa hoàn thiện, còn thiếu một vài mảnh ghép.
- Tier 3: Bao gồm các hệ sinh thái rất mới, hầu như chưa có gì như Near, Cardano, Dfinity.
Ngoài ra còn có các hệ sinh thái tiêu biểu khác như Polygon, Avalanche, Arbitrum, Solana, Cosmos, Cardano, Polkadot, Terra, NEAR Protocol, Flow, Celo, Fantom..
Hệ sinh thái Ethereum

Hệ sinh thái BSC

Hệ sinh thái Solana: Mảnh ghép còn thiếu của câu đố tín dụng DeFi.

Hệ sinh thái Polkadot: Đầy những mảnh ghép, nhưng cơ sở hạ tầng cốt lõi chưa hoàn thiện.

Hệ sinh thái Cardano: Stablecoin, Lending, Synthetic,.. vẫn còn nhiều mảnh ghép. Số lượng dự án còn khá thấp.
Cơ hội đầu tư ở các hệ sinh thái
Ngày nay số lượng các hệ sinh thái đang ngày càng tăng lên, một hệ sinh thái mạnh là vũ khí mà một chuỗi blockchain có thể dùng cạnh tranh. Chỉ những blockchain phát triển đầy đủ các phần cần thiết, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng và giữ chân được người dùng mới là người chiến thắng cuối cùng.
Cơ hội xuất hiện ngay cả với những blockchain chưa hoàn hảo. Đầu tư vào những phần còn thiếu cũng là một chiến lược mà nhiều blockchain áp dụng ngày nay.
Tổng kết
Trên đây là thông tin về hệ sinh thái blockchain là gì. Hãy nhớ rằng chỉ có hệ sinh thái phát triển đầy đủ các phần cần thiết, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng và giữ chân người dùng mới là người chiến thắng cuối cùng. Chúng tôi hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về hệ sinh thái blockchain và xác định những hệ sinh thái tiềm năng nhất để giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.