Trong năm 2022, số lượng khiếu nại liên quan đến NFT tại Trung Quốc tăng vọt lên 30.000% so với năm 2021, đạt 59.700 khiếu nại chính thức. Người mua đã phàn nàn về lừa đảo và thao túng giá, khiến cơ quan quản lý chính phủ bị quá tải. Báo cáo về NFT được công bố trước Ngày Quyền của Người Tiêu dùng Thế giới tại Trung Quốc.
- Theo báo cáo của Cục quản lý thị trường nhà nước, hầu hết các khiếu nại liên quan đến việc mua hàng nhưng không nhận được, hoàn tiền không thành công, giá cả bị thao túng và phí giao dịch quá cao.
- Ngày 15/3 là Ngày Quyền của Người tiêu dùng Thế giới, một sự kiện thường niên tập trung vào việc chỉ ra các trường hợp lạm dụng thị trường. Trong báo cáo trước sự kiện này, các cơ quan giám sát của Trung Quốc đã đưa ra nhiều trường hợp lừa đảo liên quan đến tiền điện tử.
- Mặc dù giao dịch tiền điện tử bị cấm ở Trung Quốc, nhưng việc giao dịch các NFT và đồ sưu tầm kỹ thuật số vẫn diễn ra trong một khu vực màu xám. Chính phủ và truyền thông Trung Quốc chỉ trích các rủi ro tài chính từ việc giao dịch NFT, trong khi các công ty và nhà hoạch định chính sách cố gắng khai thác tiềm năng kinh tế của loại tài sản mới.
- Vì thế, thị trường NFT nội địa của Trung Quốc phần lớn do ngành này tự điều chỉnh, cấm giao dịch thứ cấp, ngay cả khi ngành công nghiệp ngầm gồm các nhà đầu cơ NFT phát triển cùng lúc. Lập trường cứng rắn của chính quyền đối với giao dịch NFT đã gây thiệt hại cho ngành.
- Thị trường NFT Huanhe, do công ty công nghệ lớn Tecent Holdings quản lý, sẽ đóng cửa vào tháng 6 và đã bắt đầu hoàn tiền cho người dùng thông qua ứng dụng di động của Huanhe vào ngày 9/3. Các nền tảng NFT khác ở Trung Quốc cũng đã chuyển doanh nghiệp sang Hồng Kông do lo ngại về việc tuân thủ quy định.
- Sự thiếu rõ ràng về quy định đã thu hút sự chú ý của các cuộc họp chính phủ. Hai phiên họp của đất nước từ ngày 4 đến ngày 13/3 đã đề cập đến việc thiết lập định nghĩa pháp lý cho đồ sưu tầm kỹ thuật số và khung pháp lý cho nghành.
Coin6S Tổng Hợp