Vấn đề dùng crypto để vay mượn crypto từng là một vấn đề nan giải bởi vì hầu hết các tài sản tiền điện tử không ngừng biến động và thâm chí là biến động rất mạnh, số tiền mà ai đó đã vay bằng tiền điện tử và số tiền mà họ phải trả lại có thể sẽ rất khác nhau trong một khoảng thời gian ngắn. MakerDAO đã xuất hiện để giải quyết vấn đề này. Kết hợp khoản vay với một loại tiền tệ nhất định thì MakerDAO cho phép bất cứ ai vay tiền và dự đoán một cách đáng tin cậy số tiền họ phải trả lại.
Dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách thức Giao thức MakerDAO thu hút hơn 2% tổng nguồn cung ETH bằng cách cho phép bạn tự vay tiền.
MakerDAO là gì?
MakerDAO là một tổ chức cho vay với công nghệ phát triển, tiết kiệm và ổn định tiền điện tử trên blockchain Ethereum. Chúng tôi đã tạo ra một giao thức cho phép bất kỳ ai cũng có ETH và ví MetaMask để có thể cho vay tiền dưới dạng stablecoin được gọi là DAI. Người dùng có thể tạo một lượng DAI đi kèm nhất định bằng cách khóa một số ETH trong hợp đồng thông minh MakerDAO. Càng nhiều ETH bị khóa, bạn càng có thể tạo ra nhiều DAI. Khi người dùng đã sẵn sàng để mở khóa ETH, nó sẽ hoạt động như một tài sản thế chấp cho khoản vay DAI, khoản vay này chỉ đơn giản là sẽ được hoàn trả kèm theo phí.
MakerDAO đã tạo ra lớp cốt lõi cho hệ thống tài chính phi tập trung trên Ethereum, hiện được gọi là “DeFi”.
“Cha đẻ” của MakerDAO là ai?
Rune Christensen chính là “cha đẻ” – nhà sáng lập và hiện tại cũng là CEO của MakerDAO.
MakerDAO có điều gì đặc biệt?
Mọi người cần phải tự mình trung thực mà không có sự kiểm tra hay giám sát tín dụng, nếu như vậy thì làm thế nào để vay hoặc thậm chí là hoạt động trên blockchain?
Câu trả lời cho câu hỏi này chính là thanh lý, nghĩa là ở một thời điểm nào đó tài sản sẽ được chuyển đổi thành vốn để thanh toán cho các chủ nợ.
Nếu tài sản thế chấp giảm xuống dưới một hạn mức nhất định thì điều đó có nghĩa là giá ETH đã trở nên quá thấp so với số tiền DAI đã vay, khoản vay sẽ bị thanh lý. Nói một cách dễ hiểu hơn đó là tài sản thế chấp ETH được bán để trả lại DAI đã vay cộng với tiền phạt và phí. MakerDAO sẽ giúp cho vấn đề thanh lý và các mối đe dọa thanh lý ổn định trên hệ thống bằng cách giữ cho mọi người không vay nợ quá mức.
Điều gì tạo nên sự khác biệt cho MakerDAO?
Nếu việc thanh lý sắp xảy ra gây mối đe dọa cho hệ thống thì người nắm giữ (chủ sở hữu) token của Maker (MKR) sẽ là người cho vay cuối cùng. Khi giá ETH giảm và nhiều khoản vay được thanh lý cùng một lúc, MKR cũng sẽ cùng lúc được tạo và bán để trả các khoản vay. Đồng thời, phí đó phải được thanh toán bằng MKR và tiền phạt thanh lý đó được sử dụng để mua lại, đốt hoặc phá hủy MKR. Xét về mặt lý thuyết, MKR phải luôn có đủ giá trị để hỗ trợ các khoản vay đã thanh lý.
DAI, ETH và MKR là 3 kênh hoạt động cùng nhau như một hệ thống kiểm tra và cân bằng tự động. Mỗi chức năng của cái này trung hòa các chức năng của cái khác, duy trì sự ổn định và phân cấp của hệ thống.
Cách thức hoạt động chung của cả 3 kênh trên là:
DAI là token ERC20 có giá trị ổn định 1 USD trên blockchain Ethereum đồng thời nó cũng là chìa khóa của hệ thống cho vay MakerDAO. DAI được tạo ra khi một khoản vay được bắt đầu trên MakerDAO và đây cũng là đơn vị tiền tệ mà người dùng sử dụng để vay và trả nợ.
Token Maker (MKR) được tạo ra bởi MakerDAO và mục đích chính của nó là hỗ trợ cho sự ổn định của token DAI. Nó cho phép người dùng quản trị hệ thống tín dụng trên DAI. Chủ sở hữu – những người mà hiện đang nắm giữ MKR, đưa ra các quyết định quan trọng về hoạt động cũng như là tương lai của hệ thống.
Cách để tạo ra một Token MKR là gì?
MKR là token ERC20 được tạo bằng cách đốt và đốt bao nhiêu thì tùy thuộc vào mức độ gần của stablecoin DAI với đô la Mỹ. Tạo ra token MKR mới còn phụ thuộc vào độ ổn định của DAI. Khi DAI ổn định, token MKR bị đốt cháy và nó làm giảm nguồn cung của tổng thể. Nếu DAI vượt ra quá xa so với mức $1 thì nhiều MKR sẽ được tạo ra, làm tăng nguồn cung tổng thể.
Làm thế nào để giữ được Token MKR?
Token MKR nó có sẵn trên các sàn giao dịch lớn như là OKEx và các sàn giao dịch phi tập trung như Kyber Network.
MKR được dùng để làm gì?
Bởi vì chủ sở hữu MKR được hưởng lợi về mặt tài chính từ hệ thống ổn định của MakerDAO nên họ có động cơ để hành động vì lợi ích tốt nhất của giao thức MakerDAO. Do đó, những người nắm giữ (chủ sở hữu) MKR có thể bỏ phiếu về các quyết định quản trị như: đặt ra mức phí cao vào các loại tài sản thế chấp được và được giao thức MakerDAO chấp nhận làm tài sản thế chấp. Trong hệ thống MakerDAO, một token MKR tương đương với một phiếu bầu, vì vậy các cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ một lượng lớn MKR có thể có tác động đáng kể đến kết quả của cuộc bỏ phiếu.
Tương lai của MKR
MakerDAO đã trở thành một trong những dự án hàng đầu của phong trào tài chính phi tập trung (DeFi) nhờ vào một loạt các mối quan hệ đối tác nổi tiếng đã góp phần vào việc áp dụng MKR rộng rãi hơn.
Kết luận
Đây không phải là thông tin tổng hợp hoặc khuyên đầu tư, đây chỉ là thông tin để tham khảo. Hãy cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm khi có vấn đề rủi ro về đầu tư của bạn xảy ra.
Có thể bạn quan tâm: Chỉ báo on-chain này có thể khiến 88% nhà đầu tư ETH lo lắng, giá dự kiến sụt giảm