Những tháng gần đây, cụm từ “thanh lý tiền điện tử” đang được nhắc đến khá nhiều trên khắp các kênh thông tin, truyền thông. Để biết được thanh lý tiền điện tử là gì, cách thức xảy ra cũng như cách để tránh khỏi thanh lý như thế nào thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Sau đây sẽ là tất tần tật những thông tin liên quan đến thanh lý tiền điện tử.
Thanh lý tiền điện tử là gì?
Thanh lý tiền điện tử chính là công việc mà các trader (nhà đầu tư) hoặc những người cho vay tài sản bắt buộc phải đóng lại toàn bộ hoặc một phần margin hay còn được gọi là ký quỹ ban đầu. Khi các trader không còn khả năng đáp ứng sự phân bổ cho vị thế đòn bẩy và không còn đủ tiền để duy trì giao dịch thì thanh lý sẽ diễn ra.
Bên cạnh đó vị thế đòn bẩy nó còn đề cập đến việc bạn sử dụng tài sản đang có của mình để thế chấp sau đó sử dụng tiền gốc đã cầm cố hoặc số tiền vay được để mua các sản phẩm tài chính với mục đích là tạo ra những lợi nhuận to lớn hơn.
Hiện nay, tất cả các giao thức cho vay như: Aave, MakerDAO và Abracadabra đều đã có chức năng thanh lý tiền điện tử. Đã có 13 sự kiện thanh lý tiền điện tử trên thị trường DeFi khi mà ETH giảm giá vào ngày 18/06. Cũng trong ngày hôm đó tổng số tiền thanh lý được thống kê lại là 424 triệu đô la cho tất cả 10.208 ETH đã thanh lý.

Dựa trên sự kiện thanh lý tiền điện tử này thì các trader – nhà đầu tư lớn có thể kiếm thêm lợi nhuận bằng cách mua các tài sản thanh lý với giá chiết khấu và bán chúng lại trên thị trường.
Tại sao lại có hiện tượng thanh lý tiền điện tử?
Trong DeFi, cho vay cổ phần (stake lending) có nghĩa là người dùng sẽ cầm cố tài sản cho một giao thức cho vay để đổi lấy giá trị mục tiêu và tiếp tục tái đầu tư nó lần thứ 2 để tạo thêm thu nhập. Xét về cơ bản, nó là một loại dẫn xuất. Để duy trì sự ổn định lâu dài của hệ thống, giao thức tín dụng sẽ thiết kế một cơ chế thanh toán bù trừ để giảm thiểu được những rủi ro của giao thức.
Ví dụ: MakerDAO hiện đang hỗ trợ nhiều loại tiền tệ khác nhau như ETH, USDC và TUSD làm tài sản thế chấp để phân tán rủi ro tài sản trong giao thức, đồng thời phù hợp với cung và cầu của DAI. MakerDAO đã đặt cược (stake rate – tỷ lệ stake được thế chấp vượt mức) là 150% cổ phần. Tỷ lệ này xác định các yếu tố gây ra việc thanh lý tiền điện tử.
Cụ thể là nếu giá ETH là 1.500$ thì người vay có thể đặt cược 100 ETH vào MakerDAO Protocol (trị giá 150.000) và đồng thời có thể vay tối đa 99.999$ trong DAI với tất cả 150% cổ phần do nền tảng đặt. Tại thời điểm hiện nay giá thanh lý là 1.500$.

ETH sẽ dễ dàng đạt được stake rate và dễ bị nền tảng thanh lý nếu như giá ETH bị giảm dưới mức 1.500$. Bên cạnh đó nó cũng sẽ tương đương với việc người mua tốn 100 ETH ứng với giá 99,999$ nếu như vị trí đó bị thanh lý.
Có một số cách để giảm thiểu rủi ro nếu như bạn không muốn bị thanh lý sớm. Bạn có thể tham khảo những cách sau đây:
- Vay dưới 99.999 đô la DAI.
- Trả lại DAI đã vay và các khoản phí trước khi kích hoạt thanh lý.
- Tiếp tục stake thêm ETH trước khi kích hoạt thanh lý và giảm tỷ lệ stake rate.
Bên cạnh việc đặt ra nguyên tắc về tỷ lệ cầm cố là 150% thì MakerDAO cũng đặt ra quy tắc sẽ phạt 13% khi thanh lý tiền điện tử. Theo một cách dễ hiểu là những người vay chỉ nhận lại được 87% sơ với tài sản ban đầu nạp vào, 3% được đóng vào tiền phạt sẽ được chuyển cho người thanh lý và 10% còn lại là đóng là nền tảng. Cơ chế này làm như vậy để khuyến khích những người vay theo dõi và đảm bảo được tài khoản họ tránh bị thanh lý, bị phạt.
Để biết thêm những cách để tránh bị thanh lý tiền điện tử hãy tham khảo liên kết sau: Người cho vay tiền điện tử Hodlnaut tìm cách quản lý tư pháp để tránh bị buộc thanh lý
Thanh lý ảnh hưởng đến thị trường như thế nào?
Khi nền thị trường tiền điện tử đang ở thời kì đỉnh cao của nó thì các vị trí cấp cao, nặng ký và cả người dùng với quy mô lớn đều là những “liều thuốc bổ” cho các trader – nhà đầu tư.
Hiện tại, với xu hướng giảm thì những người thúc đẩy thị trường tăng giá trước đây lại trở thành những người khác biệt, là điểm sáng trong một vùng đen tối và họ có thể nắm giữ các tài sản phát sinh bị thanh lý bất cứ lúc nào. Trong một hệ thống on-chain minh bạch có thể nhận thấy số lượng tiền điện tử bị thanh lý chỉ trong vài giây. Đây là một điều rất đáng sợ.

Đối với tổ chức
Việc thanh lý tiền điện tử hoàn toàn sẽ không chỉ làm tăng áp lực bán hàng mà còn có thể tạo ra phản ứng dây chuyền giữa các giao thức, các nhóm lợi ích… Các giao thức buộc các tổ chức tài chính phải chịu sự khác biệt giữa vị thế cho vay và tài sản thế chấp của họ, dẫn đến một vòng xoáy của tử thần.
Ví dụ: CeFi Celsius đã bị ảnh hưởng nặng nề khi stETH mất chốt và nó còn làm trầm trọng thêm các vấn đề thanh khoản, điều này dẫn đến việc khiến người dùng lo sợ, hoang mang và rút tiền một cách ồ ạt. Tổ chức đã bắt buộc phải bán đi stETH để đáp ứng cho nhu cầu của người dùng và mua tài sản.
Cuối cùng, họ không thể chịu được áp lực dẫn đến việc dịch vụ rút tiền và chuyển tiền bị ngừng hoạt động. Tiếp đến là không còn nghi ngờ gì nữa, nó sẽ là gánh nặng đè lên tài sản của Three Arrows Capital cho đến khi phá sản.
Đối với giao thức DeFi
Nếu giá của một loại tiền tệ bị giảm đồng thời với giá trị của một tài sản được người dùng đặt cược trên nền tảng giảm xuống dưới đường thanh lý (các cơ chế thiết lập việc thanh lý tiền điện tử khác nhau tùy theo nền tảng) thì tài sản đã đặt cược sẽ bị thanh lý.
Tất nhiên, khi nhận biết được thông tin thì người dùng sẽ bán tài sản rủi ro một cách nhanh chóng để tránh bị thanh lý tiền điện tử trong thời kỳ suy thoái. Điều này cũng đã gây ảnh hưởng đến tổng giá trị bị khóa (TVL) của DeFi và làm cho nó sụt giảm 57% trong 90 ngày qua.
Giao thức cũng có thể phải đối mặt với những rủi ro giống như những rủi ro bên tổ chức nếu như không chịu nổi áp lực của việc rút tiền hàng loạt (bank run) từ người dùng.

Đối với người dùng
Một khi tài sản bị thanh lý, người dùng không chỉ đối mặt với việc mất đi tài sản mà mình đang nắm giữ mà còn phải chịu một mức phí hình phạt đã được nền tảng quy định trước đó. Đây là một điều đáng lưu ý trong việc thanh lý tiền điện tử.
Bạn có thể tham khảo thêm về Thanh lý tiền điện tử là gì và cách để tránh bị thanh lý
Kết luận
Tiền điện tử cũng có một chu kỳ tương tự như chu kỳ của các thị trường tài chính truyền thống khác. Không bao giờ có việc thị trường bò và thị trường gấu sẽ tồn tại mãi mãi, chúng sẽ thay đổi luân phiên nhau. Điều quan trọng là phải biết theo dõi, tìm hiểu và thận trọng để tránh bị thanh lý tiền điện tử dẫn đến thua lỗ rồi phá sản ở mỗi giai đoạn khác nhau.
Tìm hiểu thêm thông tin về thị trường bò và gấu: Khi nào thị trường bò và gấu xuất hiện?